Đơn giá thi công cốp pha sàn phụ thuộc và các yếu tố như: thời gian thi công, tay nghề thợ, vật liệu cốp pha, vv… Thông thường, việc thi công này thường được các chủ thầu sử dụng khoán cho thợ khi cần đẩy nhanh tiến độ. Việc thi công này thường được thực hiện trong các công trình dân dụng cấp 4.
Tóm tắt nội dung (mục lục)
Cốp pha sàn và công năng của cốp pha sàn trong xây dựng
Cốp pha sàn hay coppha dầm sàn hoạt động theo nguyên lý giằng đỡ. Loại cốp pha này được sản xuất với cấu trúc liên kết âm dương. Đây là thiết bị là làm khuôn đổ bê tông quan trọng khi thi công xây dựng. Khi lắp đặt, cốp pha dầm sàn sẽ liên kết với hệ chống đỡ của cốp pha, hệ dầm, xà gồ. Việc liên kết này giúp việc đổ bê tông dễ dàng hơn.
Tương tự như cốp pha cột, cốp pha sàn có chức năng làm phần khuôn đúc bê tông cho sàn nhà. Đồng thời là phần khung xuống, giúp giữ vững công trình khi bê tông còn tươi, chưa cứng cáp.
Yêu cầu chung khi thực hiện đơn giá thi công cốp pha sàn
Khi thực hiện thi công cốp pha, cần đảm bảo độ cứng và tính ổn định của cốp. Bên cạnh đó, cốp cần có các phụ kiện hỗ trợ để tháo lắp dễ dàng. Điều này giúp không gây khó khăn khi đặt cốp, đổ và dầm bê tông.
Cốp pha sàn phải được làm kín và kít. Đồng thời, bề mặt cốp phải có độ dày nhất định để chống mất ẩm cho xi măng. Không những vậy, độ dày của cốp sẽ giúp bảo vệ bê tông mới đổ khỏi ảnh hưởng các tác nhân môi trường.
Khi thi công, ván khuôn dầm và sàn phải được lắp ráp trước khi lắp các thanh thép. Đồng thời, ván khuôn cột được lắp ráp sau khi các thanh thép đã được lắp đặt.
Nên sử dụng cốp pha thép đặt trên hệ giàn giáo chữ A và xà gồ gỗ chịu lực. Điều này giúp tiết kiệm diện tích cốp pha thép hình một cách tối đa.
Quy chuẩn thi công đơn giá cốp pha sàn đúng chuẩn
Sàn là phần bê tông chịu lực cho toàn bộ nhu cầu sử dụng trên mặt phẳng ngang. Cấu tạo của phần này tương tự như một tấm lưới vuông bằng thép. Đây là phần chịu lực chính cho nhu cầu sử dụng sau này.
Phần bê tông của sàn sẽ có tác dụng làm cứng sàn. Điều này giúp bù đắp hạn chế dẻo của thép. Vì thép có thể bị uốn võng nếu thi công độc lập. Vì vậy, một trong những yêu cầu quan trọng khi thi công là hạn chế trường hợp sàn bị võng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là khoảng cách các thanh thép nhỏ so với bê tông. Hoặc bê tông sàn không đủ chiều dày nhất định.
Ván khuôn đổ bê tông sàn khi thi công phải có mặt cắt ngang rộng. Chiều dày sàn thường từ 8 – 10cm. Thông thường, bê tông sàn thường không yêu cầu chống thấm. Tuy nhiên, cần phải đổ bê tông theo hướng giật lùi và thành từng lớp một. Hạn chế hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.
Mặt sàn khi thi công cần được chia thành từng dải để đổ bê tông. Trong đó, mỗi dải nên rộng từ 1 – 2m. Khi đổ, phải thực hiện theo đúng quy trình chuyên môn trong xây dựng. Khi đổ xong một dải, mới được sang dải tiếp theo. Khi đổ, cần lưu ý về khoảng cách của dầm chính. Khoảng cách này thường giao động từ 1 – 1.1m.
Khi thực hiện đổ bê tông vào dầm, cần lưu ý khoảng cách của mặt trên cốp pha sàn. Khoảng cách này thường dao động từ 5 đến 10cm. Phải đổ bê tông từ vị trí xa nhất và lùi dần về vị trí gần hơn. Hạn chế để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha. Hoặc dọc theo các mặt vách hộp cốp pha.
Lời kết
Đơn giá thi công cốp pha sàn là giai đoạn cần thiết khi xây dựng công trình. Bên cạnh tay nghề của thợ, thì cốp pha sàn chất lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Thiết bị xây dựng Đông Dương cung cấp cốp pha sàn và cốp pha các loại với số lượng lớn. Liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau để biết thêm chi tiết:
Điện thoại: 0982 158 700 – 0962233441
Email: thietbidongduong1993@gmail.com – giangiaokemnet@gmail.com
Website: https://giangiaokem.net