#1 Tầm Quan Trọng Của Cốp Pha Nhôm Trong Xây Dựng

Trong thi công xây dựng, cốp pha nhôm có những đặc điểm nổi bật mà khách hàng và chủ đầu tư luôn lựa chọn hàng đầu hiện nay thay vì các loại cốp pha khác. Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời giúp bạn hiểu thêm về sản phẩm.

1. Cốp pha nhôm là gì? Tại sao nên sử dụng cốp pha nhôm

Cốp pha nhôm là gì?

  • Cốp pha nhôm được biết đến là dạng ván khuôn đúc sẵn từ nguyên liệu chính là hợp kim nhôm. Sau đó, các ván khuôn cốp pha nhôm được kết hợp thành hệ thống dùng để chứa bê tông trong quá trình xây dựng.
  • Sản phẩm được làm từ nhôm nên có đặc tính nhẹ, bền nên không gây dính trong quá trình tháo gỡ bê tông, đây là giải pháp hữu hiệu, tiện lợi để thi công các công trình lớn.  
  • Cốp pha nhôm có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với cấu trúc của các tòa nhà cao tầng được thiết kế sẵn. Ván khuôn nhôm được tháo rời dễ dàng vận chuyển và có thể tái sử dụng được nhiều lần. Đặc biệt, cốp pha nhôm còn ứng dụng nghệ hiện đại, đây là một bước tiến mới của ngành xây dựng.
Cốp pha nhôm
Cốp pha nhôm
 
Tại sao cần phải thi công cốp pha nhôm?

  • Trong xây dựng hiện nay có rất nhiều hệ cốp pha có thể kể đến như: cốp pha gỗ tự nhiên, cốp pha gỗ công nghiệp, cốp pha thép, cốp pha composite, cốp pha nhôm… Mỗi hệ cốp pha đều có những đặc điểm riêng, nhưng loại cốp pha nhôm giúp tạo nên năng suất thi công, hiệu quả cho các công trình xây dựng và tiết kiệm chi phí hơn các loại cốp pha truyền thống.
  • Trong thi công xây dựng, việc đúc bê tông chính là yếu tố quyết định đến tiến độ thi công của toàn bộ công trình xây dựng. Ngoài ra, yếu tố chất lượng, thẩm mỹ và giá thành của công trình cũng rất được quan tâm. Với việc ứng dụng công nghệ và vật liệu ghép cốp pha hiện đại đã tạo ra những bước tiến lớn trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. 
  • Trước đây, chúng ta đã từng biết đến việc ghép cốp pha truyền thống bằng các thanh gỗ, vật liệu tận dụng và phên cót để làm nên sản phẩm cốp pha. Đặc biệt việc tiến bộ hơn là dùng các thanh gỗ tự nhiên để ghép lại với nhau giúp tạo nên mặt phẳng lớn rồi đến loại cốp pha định hình được chế tạo sẵn theo đúng kích thước và tiêu chuẩn đã ra đời. Đây chính là một bước đột phá trong quá trình thi công xây dựng. Với việc sử dụng cốp pha nhôm thì việc thi công được rút ngắn thời gian hơn do việc lắp ghép đơn giản, giúp đảm bảo chất lượng của bê tông và mỹ quan trên bề mặt sản phẩm.

2. Ưu điểm của cốp pha nhôm

  • Trọng lượng của cốp pha nhôm nhẹ hơn các loại cốp pha thông thường (khoảng +/- 20kg/1m2): Trọng lượng rất quan trọng bởi nhẹ thì sẽ lắp nhanh, công nhân khuân vác cũng dễ dàng, có quăng quật cũng khó hỏng hơn; luân chuyển vật tư cũng nhanh, chỉ cần dùng cầu và kéo thẳng lên dựng cho sàn trên, rất tiện.
  •  Không bị han rỉ.
  • Về khả năng tái chế của cốp pha nhôm ước tính thu hồi được ít nhất 20% giá trị.Tái sử dụng nhiều lần,
  • Chi phí bảo dưỡng của cốp pha nhôm ở mức trung bình.
  • Chất lượng bề mặt bê tông đẹp: nếu đổ loại cốp pha nhôm trần không sơn, phun chống dính thì nhôm sẽ ít dính bê tông hơn so với các loại cốp pha thép và gỗ nên việc làm vệ sinh cũng dễ dàng hơn.
  • Tiến độ thi công của cốp pha nhôm cũng nhanh, chuyên dụng hơn.
  •  Sau khi tiến hành đổ bê tông xong có thể tháo dỡ cốp pha nhôm trong vòng 48-72h
  • Cốp pha nhôm có thể tái sử dụng trên 100 lần.
  • Tất cả các bộ phận của tấm lót hợp kim nhôm đều tái sử dụng được và không có rác thải tại chỗ sau khi gỡ bỏ ván khuôn, giúp đảm bảo môi trường xây dựng an toàn, sạch sẽ và gọn gàng trong quá trình thi công.

3. Hướng dẫn thi công cốp pha nhôm 

Ngày 1: Công tác thi công thép tường, cột.
– Tiến hành lắp đặt cốt thép cho tường, cột cùng với các thiết bị ngầm.
– Sau đó đánh dấu tim cốt và kiểm tra mức cân bằng của bề mặt sàn.
– Tháo dỡ cốp pha ở vách tầng dưới và vận chuyển lên trên tầng trên để tiếp tục lắp đặt.
Các mục cần kiểm tra:
– Cần kiểm tra đường tiêu chuẩn và kích thước của tường.                  
– Sau đó, kiểm tra lại tình trạng của cốp pha vách sau khi được tháo dỡ và vệ sinh sạch bê tông ở trên bề mặt của cốp pha để có thể tái sử dụng.
– Kiểm tra lại số lượng và ký hiệu được ghi trên cốp pha nhôm của từng khu vực.
Ngày 2: Công tác cốp pha vách.
–  Lắp hệ cốp pha vách(Wall) và cốp pha dầm(Beam) cho công trình xây dựng
–  Lắp ráp cầu thang cùng với các hạng mục cần kiểm tra: 
– Kiểm tra lại độ thẳng đứng của lưới thép và các thiết bị lắp đặt ngầm.
– Kiểm tra tính ổn định của thanh chống, việc gia cố đã đảm bảo an toàn chưa.
– Kiểm tra lại số lượng phụ kiện lắp ráp và lắp ráp cốp pha nhôm tại các khu vực đặc biệt của công trình xây dựng.
– Kiểm tra lắp ráp cốp pha nhôm tại các chi tiết của hệ và các khoảng hở sau khi tiến hành lắp ráp cốp pha vách.   
Ngày 3: Công tác cốp pha sàn.
– Lắp ráp hệ xương chống đỡ cho cốp pha sàn và quét dầu lên cốp pha sàn.
– Vận chuyển lưới thép sàn lên và lắp đặt xong cốp pha sàn cần kiểm tra: cao độ của sàn, khe hở sau khi lắp ráp, liên kết với hệ cốp pha vách, vị trí các thiết bị ngầm, ống thoát nước.
Ngày 4: Công tác lắp đặt cốp pha nhôm.
– Lắp đặt cốp pha nhôm, lắp đặt các thiết bị điện và các thiết bị ngầm khác. Sau đó tiến hành kiểm tra: tính ổn định của hệ khung trước khi đổ bê tông, độ thẳng đứng và cao độ, chiều cao của mặt sàn bê tông.
Ngày 5: Công tác đổ bê tông.
– Sau khi đã hoàn tất 4 bước trên và dọn vệ sinh mặt bằng thì sẽ tiến hành đổ bê tông và sau khi đổ cần bảo dưỡng.
Các mục cần kiểm tra: 
– Cần kiểm tra lại hệ cốp pha của công trình sau khi đổ bê tông và độ phằng của bề mặt. Ngoài ra cần kiểm tra các khu vực đặc biệt khác như cầu thang cửa thang máy…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.